Chẩn đoán bệnh nha chu là công việc chuyên sâu, được thực hiện bởi một bác sĩ nha chu, với các mục tiêu chính là:

  1. Đánh giá tình trạng nướu răng (trên miệng)
  2. Đánh giá tình trạng xương quanh chân răng (trên phim chụp)

Bài viết này sẽ giới thiệu cách bác sĩ đánh giá tình trạng nha chu toàn thể với một lần khám chuyên sâu →

Khám trên miệng (khám lâm sàng)

Khám lâm sàng tại phòng khám nha khoa là cách chính xác duy nhất để đánh giá đúng tình trạng của nướu răng và mô nha chu

Việc tự đánh giá tại nhà (bằng cách nhìn qua gương chẳng hạn) là không đủ để đánh giá đúng, vì cách này không thể phát hiện các túi nha chu tiềm ẩn quanh răng, cũng như không thể xác định tình trạng bệnh là viêm nướu hay viêm nha chu.

Khi khám nha chu toàn diện tại phòng khám, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là “dụng cụ dò túi nha chu”. Khi sử dụng, dụng cụ này có thể cho biết vùng nướu quanh một răng nào đó là lành mạnh, hay đang viêm (viêm nướu) hay mô nha chu đang bị phá hủy (viêm nha chu)

how periodontal probing works

Khám nha chu cơ bản

Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ nha chu chỉ thực hiện khám nha chu cơ bản, là một quy trình chỉ mất vài phút. Kết quả khám nha chu cơ bản sẽ xác định tình trạng nha chu một cách tổng thể và cho biết rằng bệnh nhân hiện đang bị viêm nướu hay viêm nha chu.

Dụng cụ dò túi nha chu sẽ được đưa một lượt quanh các răng một cách nhẹ nhàng. Sau khi khám cơ bản, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định liệu có cần chụp thêm các phim X-quang để xem tình trạng xương xung quanh răng và khám nha chu chuyên sâu hay không.

Khi chuyển khám nha chu chuyên sâu, bác sĩ sẽ cho kết quả là một sơ đồ nha chu của tất cả các răng trong miệng.

illustration of periodontal probing
Dụng cụ dò túi nha chu

Sơ đồ nha chu

Đây là bản vẽ thể hiện chi tiết độ sâu của các túi nướu quanh răng và độ cao của xương ổ răng tại tất cả các vị trí trên tất cả các răng với độ chính xác lên đến milimet, là phương tiện không thể thiếu khi chẩn đoán viêm nha chu.

Dụng cụ dò túi sẽ đo độ sâu túi nướu và chiều cao xương ổ răng tại 6 vị trí trên một răng. Độ sâu túi nướu càng cao thể hiện mất xương càng nhiều. Độ sâu túi từ 3 mm trở lên thể hiện sự phá hủy xương ổ răng tại vị trí đo.

periodontal probing information transfered to periodontal chart

Phim X-quang răng

Sau khi lập sơ đồ nha chu, bác sĩ cần có sự kết hợp của phim X-quang răng để cho ra chẩn đoán sau cùng và phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy tình trạng và điều kiện của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định loại phim X-quang răng phù hợp. Phim X-quang răng (cả loại 2D và 3D) sẽ cho thấy tình trạng xương xung quanh chân răng và giúp ước tính độ trầm trọng của sự tiêu xương.

Đôi khi, từ những phim X-quang răng chụp định kỳ, viêm nha chu có thể tình cờ được phát hiện.

X-rays for diagnosing periodontitis

Các xét nghiệm vi sinh

Ngày nay, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, các xét nghiệm vi sinh cho chúng ta biết về sự hiện diện của các vi khuẩn nguy hiểm có trong mảng bám như:

  • Prevotella intermedia
  • Porphyromonas gingivalis
  • Aggregatibacter actinomycetemcomitans
  • Treponema denticola

Các xét nghiệm vi sinh sẽ giúp bác sĩ đưa ra các quyết định đúng đắn khi điều trị, giảm thiểu các điều trị không phù hợp và chọn được điều trị nhắm đến vi sinh vật có trong mảng bám.

tests for diagnosing periodontitis
Minh họa lấy mẫu dịch nướu cho xét nghiệm vi sinh vật

Phân giai đoạn / phân độ bệnh nha chu

Cũng như các bệnh lý mãn tính khác (đái tháo đường, bệnh tim mạch…) bệnh viêm nha chu cũng được phân loại thành từng giai đoạn và độ nặng khác nhau để áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

error: Content is protected !!