Viêm nha chu là căn bệnh nhiễm trùng do nguyên nhân từ vi sinh vật trong miệng, bắt đầu từ phần bờ viền của nướu răng và lan dần tới các cấu trúc neo giữ chân răng trong xương hàm (hay còn gọi là mô nha chu) và sau cùng là phá hủy các cấu trúc này. Khi xương ổ răng bị phá hủy sẽ tạo ra các túi nha chu xung quanh chân răng. Sau cùng, răng trở nên lung lay ngày càng nhiều.

Chân răng được neo giữ trong xương hàm ra sao?

Răng được cấu tạo bao gồm thân răng (phần lộ ra trong miệng), chân răng (phần neo vào xương hàm) và tủy răng (Hình). Chân răng được neo chặt vào xương hàm nhờ các bó sợi đi từ bề mặt chân răng kết nối tới xương xung quanh.

Sự liên kết giữa chân răng và xương hàm là nhờ các bó sợi siêu nhỏ được gọi là dây chằng nha chu. Dây chằng nha chu kết nối trực tiếp bề mặt của cement chân răng (là phủ cứng bên ngoài chân răng) với bản xương (xương huyệt ổ răng). Bằng cách này, chân răng được neo giữ một cách bán cứng chắc với xương hàm và vẫn có một độ di động nhất định khoảng 50 μm khi ăn nhai.

Phía trên cùng là nướu răng cũng bám lên bề mặt chân răng, tạo ra một lớp “niêm phong”, không cho bề mặt chân răng tiếp xúc với vi khuẩn trong khoang miệng. Chính lớp niêm phong này, khi bị phá vỡ sẽ tạo ra một túi chứa vi khuẩn (túi nha chu) trong bệnh nha chu.

Các sợi dây chằng nha chu chứa thụ thể cho cảm nhận khi ăn nhai và bảo vệ răng cùng xương hàm khỏi các lực tác động quá mức (tạo ra cảm giác đau thốn khi cắn đồ vật, thức ăn cứng, hoặc cảm giác ê ẩm khi nghiến răng)

periodontal tissues: structures around the teeth
Mô phỏng các bó sợi đi từ bề mặt chân răng neo chân răng vào xương hàm
Tooth and periodontal parts which linked together
Các thành phần của mô nha chu: nướu răng, xương ổ răng và các sợi dây chằng nha chu

Nướu răng

Nướu răng là phần niêm mạc săn chắc bao bọc xung quanh cổ răng, cũng đóng vai trò là lớp niêm bao phủ xương ổ răng.

structure of the gum (the gingiva)
Nướu răng gồm phần biểu mô bên ngoài và bên trong là mô liên kết bao bọc bề mặt xương quanh chân răng và một phần chân răng
structure of the gum
Nướu răng khỏe mạnh có màu hồng nhạt và lấm tấm như vỏ trái cam. Phần nướu săn chắc và lấm tấm này dính chặt lấy xương ổ răng và chân răng tạo ra “bám dính nha chu”

Nướu răng có cấu tạo gồm một lớp biểu mô mỏng phía ngoài cùng phủ lên lớp mô sợi (mô liên kết) dày đặc bên dưới. Phần mô liên kết này có một số mạch máu nhỏ, chính vậy làm nướu răng khỏe mạnh có màu hồng hào.

Cơ chế gây viêm nướu

Khi mảng bám vi khuẩn (từ thức ăn) đọng trên răng mà không được làm sạch, sau vài ngày, vùng nướu răng ở sát mảng bám bắt đầu phản ứng viêm trước sự xâm lấn và tăng sinh của vi khuẩn trong mảng bám. Tình trạng này gọi là viêm nướu.

mechanism of gingivitis (inflammation of the gum)
Hiện tượng viêm làm nướu đổi màu và sưng
clinical photo of gingivitis
Viêm nướu làm nướu răng đổi màu từ hồng hào thành đỏ sậm do sự giãn nở của các mạch máu trong nướu răng gây ra bởi phản ứng viêm

Viêm nướu làm nướu răng đổi màu từ hồng hào thành đỏ sậm do sự giãn nở của các mạch máu trong nướu răng gây ra bởi phản ứng viêm. Ở giai đoạn này, nếu thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng và loại bỏ mảng bám, nướu có thể ngừng viêm và hồi phục sau vài ngày.

Chứng viêm nướu thực ra cực kỳ phổ biến bởi ai cũng có hàng chục chiếc răng trong miệng. Chỉ một răng không được vệ sinh thường xuyên (do bàn chải không chải tới chẳng hạn) cũng có thể dẫn đến viêm nướu.

Mảng bám không phải là lý do duy nhất gây viêm nướu: các nghiên cứu đã chứng minh rằng viêm nướu có thể là do sự thay đổi hormone trong cơ thể (trong thai kỳ, ở tuổi dậy thì…) hoặc do dùng thuốc điều trị một chứng bệnh khác khiến cho phản ứng viêm ở nướu răng dễ xảy ra hơn hoặc xảy ra với mức độ mạnh hơn.

Tuy nhiên, nguy hiểm hơn, nếu chứng viêm nướu không được hồi phục mà tồn tại dai dẳng và kết hợp cùng các yếu tố nguy cơ khác, tình trạng viêm có thể tiến triển thành nặng hơn lan tới phần xương ổ răng bên dưới, tình trạng này gọi là viêm nha chu.

Mô nha chu

“Mô nha chu” là thuật ngữ chỉ toàn bộ các phần mô tham gia vào nhiệm vụ neo giữ chân răng trong xương hàm; bao gồm: nướu răng, bề mặt chân răng, các bó sợi dây chằng neo giữ chân răng, và cả xương hàm. Mô nha chu ngoài nhiệm vụ neo giữ chân răng còn cho cảm giác ngon miệng khi ăn nhai do các thụ cảm hấp thụ lực truyền từ chân răng.

mechanism of periodontitis
Bệnh lý viêm nha chu phá hủy các thành phần bao bọc chân răng
destroyed periodontal tissue
Răng bị viêm nha chu sẽ có mô nha chu bị phá hủy từ từ

Ở răng lành mạnh, mô nha chu bao bọc hoàn toàn chiều dài chân răng. Nhưng khi bệnh lý viêm nha chu xảy ra, các cấu trúc này bắt đầu bị phá hủy và gây ra tình trạng tiêu xương (mất xương) xung quanh chân răng dẫn tới giảm lực neo giữ chân răng trong xương hàm làm chân răng trở nên lung lay.

Bệnh lý viêm nha chu có phổ biến không?

Thực ra, Viêm nha chu là một trong những bệnh lý mãn tính phổ biến nhất ở con người. Theo một nghiên cứu, viêm nha chu xếp thứ 6 trong các bệnh lý mãn tính về mức độ phổ biến với tỷ lệ bệnh ở người lớn khoảng 40%.

Bệnh lý viêm nha chu chủ yếu diễn tiến thầm lặng và không gây đau (trừ các trường hợp xuất hiện các ổ nhiễm trùng cấp tính), với sự phá hủy xương ổ răng, tạo ra các túi nha chu, rồi mảng bám vi khuẩn trong đó phá hủy các bó sợi nối chân răng với xương hàm, làm chân răng mất dần sự neo giữ trong xương. Nếu không được chữa trị, răng trở nên lung lay (mặc dù có thể không bị sâu răng), gây đau khi ăn nhai và phải nhổ bỏ.

Theo ước tính, có khoảng 70% số trường hợp răng phải nhổ ở người lớn là do bị viêm nha chu.

periodontitis in every tooth of the jaw
Bệnh viêm nha chu khi xảy ra mà không được điều trị sẽ dần dần phá hủy tất cả vùng mô neo giữ chân răng trong xương làm chân răng từ từ lộ ra, sau đó lung lay rồi rụng đi.
error: Content is protected !!